Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VIỆT NAM

Hội thảo tổng kết đánh giá kết quả thí điểm triển khai phần mềm giám sát đánh giá dịch vụ môi trường rừng

VNFF |

Ngày 8/8, tại Hà Nội, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam phối hợp với Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) hợp phần Quản lý rừng bền vững tổ chức Hội thảo tổng kết đánh giá kết quả thí điểm triển khai phần mềm giám sát đánh giá dịch vụ môi trường rừng làm cơ sở tổng hợp những khó khăn, vướng mắc để có những điều chỉnh, cập nhật phù hợp, đồng bộ giúp tạo ra hệ thống cơ sở dữ liệu minh bạch, thống nhất phục vụ cho việc triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Hội thảo do ông Lê Văn Thanh, Phó giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam chủ trì.

Ngày 8/8, tại Hà Nội, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam phối hợp với Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) hợp phần Quản lý rừng bền vững tổ chức Hội thảo tổng kết đánh giá kết quả thí điểm triển khai phần mềm giám sát đánh giá dịch vụ môi trường rừng làm cơ sở tổng hợp những khó khăn, vướng mắc để có những điều chỉnh, cập nhật phù hợp, đồng bộ giúp tạo ra hệ thống cơ sở dữ liệu minh bạch, thống nhất phục vụ cho việc triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Hội thảo do ông Lê Văn Thanh, Phó giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam chủ trì.



Đến tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo, cán bộ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, Dự án VFBC và 07 Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh triển khai thí điểm (Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam).

Trên cơ sở hệ thống các chỉ số báo cáo được ban hành theo Sổ tay hướng dẫn đã có, năm 2022, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã được Dự án VFBC hỗ trợ phát triển các chỉ số và nâng cấp phần mềm giám sát đánh giá với mục tiêu 28 chỉ số ưu tiên, phục vụ cung cấp số liệu báo cáo tháng, quý, năm của trung ương và địa phương. Hiện nay, phần mềm đã cơ bản được hoàn thiện 15 chỉ số (thu, giải ngân tiền DVMTR, số lượng đơn vị sử dụng DVMTR, số lượng văn bản quy phạm pháp luật…) và được 7 địa phương bố trí cán bộ quản lý, cập nhật số liệu đều đặn, đúng hạn.

Tại hội thảo, đa số các Quỹ tỉnh bày tỏ sự quan tâm và đánh giá cao về sự cần thiết, tính thuận tiện, hiện đại trong việc quản lý, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu DVMTR phục vụ báo cáo đặc biệt trong thời đại phát triển công nghệ số hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình nhập liệu thí điểm còn một số khó khăn về khả năng tương thích, tích hợp với các phần mềm khác, tính bảo mật, quyền riêng tư và độ tin cậy của dữ liệu…

Trong thời gian tới, để giúp hoàn thiện hệ thống phần mềm trong giai đoạn thí điểm làm cơ sở để triển khai rộng rãi trên toàn quốc, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam cùng phối hợp chặt chẽ với dự án VFBC, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh tiếp tục xây dựng 13 chỉ số còn lại, cải thiện một số tính năng, tích hợp, đồng bộ tối đa với các hệ thống phần mềm khác đang triển khai của Quỹ, thiết kế giao diện đơn giản, trực quan hơn và tăng cường tính bảo mật, quyền riêng tư và chế độ chia sẻ dữ liệu…

VNFF